Ngày Nguyệt Kỵ là gì gồm những ngày nào? Sinh con vào ngày Nguyệt Kỵ có sao không? Những kiêng kỵ và cách hóa giải đơn giản? … Những câu hỏi này hiện đang nhận được sự quan tâm của rất nhiều độc giả. Để giải tỏa nỗi băn khoăn đó, trong nội dung bài viết hôm nay Bách Khoa Phong Thủy sẽ cung cấp đến quý bạn những thông tin quan trọng liên quan đến ngày Nguyệt Kỵ.
Ngày Nguyệt Kỵ là gì? là ngày nào?
Có rất nhiều người thắc mắc ngày Nguyệt Kỵ là gì. Trên thực tế, ngày Nguyệt Kỵ là ngày xấu, hay còn được người xưa gọi là ngày “nửa đời nửa đoạn”. Bởi vì mỗi tháng đều có 3 ngày mà cộng vào sẽ bằng 5, hoặc bản thân ngày đó là một số 5 duy nhất.
Vậy cụ thể, ngày Nguyệt Kỵ là ngày nào?
Đó là các ngày mùng 5 (=5), ngày 14 (1+4 = 5) và ngày 23 (2 + 3 = 5). Theo đó, mỗi năm có 12 tháng, mỗi tháng có 3 ngày Nguyệt Kỵ, tổng là 36 ngày.
Khi nói về tính chất của Nguyệt Kỵ, người xưa có câu thơ sau:
“Mồng 5, mười bốn, hai ba – Làm gì cũng bại, chẳng ra việc gì”.
Nguồn gốc thú vị của ngày Nguyệt Kỵ bạn nên biết
Nói đến nguồn gốc của Nguyệt Kỵ, có rất nhiều góc nhìn khác nhau được đặt ra. Điển hình như:
-
Nguồn gốc của ngày Nguyệt Kỵ theo dân gian
Nếu xét nguồn gốc của ngày Nguyệt Kỵ ở góc nhìn dân gian, có hai câu chuyện khác nhau được đặt ra:
Theo sử sách Trung Quốc
Nguyệt Kỵ còn được coi là ngày Trung cung (tức là ngôi Trung ương ở Hà Đồ). Trong khi đó Trung cung lại là ngôi vua, lấy số 5 làm đại diện, cố 9 là cửu cung.
Do đó, nếu đếm từ 1 đến 5 thì sẽ nhập số 5 vào làm Trung cung. Sau đó lấy 5 + 9 = 14 và cũng nhập vào Trung cung. Cuối cùng, lấy 14 + 9 = 23, tiếp tục nhập số 23 vào Trung cung. Chính vì cả ba lần nhập số 5 – 14 – 23 đều là Trung cung, vì thế 3 ngày này được coi là Nguyệt Kỵ.
Mặt khác, ngày Nguyệt Kỵ còn được xem là ngày “Con nước”, tức là những ngày triều cường, xuất hiện những dòng hải lưu bất thường gây nguy hiểm cho dân đi biển.
Theo câu chuyện trong dân gian
Ngày xưa nhà vua đi tuần tra hoặc xa giá đi kinh lý, mỗi tháng 3 lần, mỗi lần cách nhau 9 ngày. Vì ngôi vua được biểu hiện là số 5, nên ngày mùng 5 được tính là ngày đi tuần đầu tiên. Theo chu kỳ cách nhau 9 ngày thì các ngày lần lượt sau đó là 14 và 23.
Theo tục lệ xưa, người dân không được phép nhìn thấy mặt vua. Thế nên, vào các ngày đi tuần của vua sẽ có lệnh buộc người dân phải đóng cửa ở trong nhà, không lảng vảng ngoài đường, cũng không được nhìn lén đức vua. Nếu trái luật sẽ bị chém đầu. Đây chính là lý do mọi người truyền tai nhau phải kiêng kỵ ba ngày này và dần dần nó ăn sâu vào trong ý thức con người, trở thành 3 ngày Nguyệt Kỵ trong tháng.
-
Nguồn gốc của ngày Nguyệt Kỵ theo phi tinh
Trong Phi tinh Cửu cung Bát quái ghi lại gồm có: Nhất bạch, nhị hắc, tam bích, tứ lục, ngũ hoàng, lục bạch, thất xích, bát bạch, cửu tử. Trong đó, Ngũ hoàng (tức Trung cung) được cho là cung xấu nhất, đi đến đâu mang tai họa đến đấy cho con người. Và cứ theo phi tinh, cứ hết 9 cung lại quay trở về Ngũ hoàng. Cụ thể, Ngũ hoàng 5, 5 + 9 = 14, 14 + 9 = 23. Ba ngày này được xem là Nguyệt Kỵ, là ngày vô cùng xấu.
Ngày sát chủ là gì? cách tính, cách hóa giải trong năm 2022
-
Nguồn gốc của ngày Nguyệt Kỵ theo khoa học
Ở góc độ khoa học, Nguyệt Kỵ chính là ngày Trái đất tự quay quanh mình và mặt trăng quay quanh Trái đất. Theo chu kỳ, cứ 2 ngày rưỡi thì Mặt trăng sẽ di chuyển qua một “vùng trời” khác và khiến các dòng năng lượng dao động ảnh hưởng đến toàn bộ sự sống trên Trái đất.
Chính vì vậy, vào những ngày này con người sẽ phải chịu tác động mạnh nhất của các lực tương hỗ với Mặt trăng. Hậu quả, sức khỏe, tinh thần đều bị ảnh hưởng, dễ xảy ra sai lầm và gia tăng rủi ro, tai nạn vào trung tuần trăng. Cũng chính những ngày này, chó nhà thường hay “cắn hóng”, chó sói thường tru gọi bầy đàn.
Thêm một thông tin nữa, ngày Nguyệt Kỵ xấu nhất là ngày 5/5 vì trùng lặp Ngũ hoàng hổ. Đây cũng là lý do người xưa có câu “Nen nét như rắn mùng 5”, vì vào ngày này rắn cũng không dám ra khỏi hang do phương lực ly tâm từ Trái đất kết hợp với lực hấp dẫn của Mặt trưng, hướng tâm từ Mặt trời và vũ trụ không bình thường, rắn cảm thấy run sợ, hoa mắt, ù tai nên không dám bò ra ngoài.
Những điều kiêng kỵ trong ngày Nguyệt Kỵ
Vì Nguyệt Kỵ là ngày cực xấu nên trăm sự đều kỵ, tuy nhiên kỵ nhất vẫn là:
- Không tiến hành các việc trọng đại: Cưới hỏi, đào móng, xây nhà, thành lập công ty, mở rộng thị trường kinh doanh, nhập hàng hóa, …
- Thận trọng khi đi ra đường, đặc biệt là đường thủy: Vì theo khoa học, những ngày này năng lượng dao động sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến con người, bạn có thể không được minh mẫn, sáng suốt. Tốt nhất, nên cẩn thận khi tham gia giao thông, đặc biệt hạn chế tối đa việc di chuyển bằng đường thủy do ngày Nguyệt Kỵ cùng là ngày “Con nước”.
Sinh con vào ngày Nguyệt Kỵ có sao không?
Nhiều người thắc mắc về điều này cũng dễ hiểu thôi, bởi vì việc sinh con có thể coi là việc khó trì hoãn, trong khi ngày Nguyệt Kỵ lại được xem là ngày xấu nên họ sợ ảnh hưởng đến sức khỏe và tương lai của bé và người mẹ.
Tuy nhiên, nếu con muốn ra vào ngày Nguyệt Kỵ bạn cũng không nên quá lo lắng. Vì việc sinh con còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như tuổi, mệnh, giờ sinh … nên hãy để mọi việc thuận theo tự nhiên. Để đảm bảo an toàn, bạn nên sinh con tại các cơ sở y tế uy tín, có đội ngũ bác sĩ sản phụ tay nghề cao, nhiều năm kinh nghiệm trong ngành.
Cách hạn chế ảnh hưởng xấu của ngày Nguyệt Kỵ
Cách hóa giải ảnh hưởng xấu của ngày Nguyệt Kỵ đơn giản nhất, đó là đối với những công việc không thể trì hoãn sang ngày hôm sau, chúng ta hãy bắt đầu tiến hành công việc đó vào giờ hoàng đạo trong ngày, hoặc giờ khắc chế được ngũ hành của ngày Nguyệt Kỵ đó.
Như vậy, sau nội dung bài viết hôm nay quý bạn đọc đã biết được ngày Nguyệt Kỵ là gì, gồm những ngày nào, cũng như những kiêng kỵ và cách hóa giải ảnh hưởng xấu của ngày Nguyệt Kỵ rồi phải không nào? Nếu còn điều gì thắc mắc về Nguyệt Kỵ, đừng ngại đặt câu hỏi cho chúng tôi để được phản hồi nhanh nhất.